Đặc sản Thái Nguyên nên một lần thử!!!
Nhắc đến Thái Nguyên chắc hẳn "xứ chè" là cụm từ đầu tiên người ta nghĩ tới. Bên cạnh đó, Thái Nguyên cũng là vùng đất nổi tiếng với nhiều món ăn ngon. Hãy cùng khám phá nhé!
1. Chè búp Tân Cương Thái Nguyên
Đầu tiên không thể bỏ qua chính là cái tên làm nên "thương hiệu" này rồi.
Chè búp từ lâu đã là đặc sản nổi tiếng của Thái Nguyên. Cho dù bạn có đi đâu, về đâu khi nhắc đến chè mọi người đều nghĩ ngay đến chè Thái Nguyên. Hương vị của Trà Thái nguyên từ lâu đã đi vào thi ca nhạc họa.
Không một vùng đất nào trên cả nước có thể tạo ra được một sản vật quý như chè Tân Cương Thái Nguyên.Do khí hậu và thổ nhưỡng của vùng đất này phù hợp với cây chè mà tạo lên hương vị ngon đặc biệt. Hương vị của chè Thái Nguyên có lẽ không phải bàn cãi nhiều. Trong mỗi chúng ta, hầu như ai cũng đã một lần được thưởng thức chè Thái Nguyên.
Tuy nhiên, có lẽ để thưởng thức chè Thái Nguyên chính gốc vừa mới sao thì không phải ai cũng có cơ hội. Vì vậy, nếu đến Thái Nguyên bạn hãy liên hệ với gia đình tôi để có một món quà ý nghĩa làm quà tặng người thân và một lần thưởng thức chè ngon Thái Nguyên chính gốc.
2. Cơm lam Định Hóa – Hương vị của núi rừng Tây Bắc
Bạn đã từng nghe Thái Nguyên nổi tiếng với các loại bánh trái mang đậm tinh hoa núi rừng tây Bắc? Cơm Lam Định Hóa chính là một trong số đó
Định Hóa là một huyện vùng cao của Thái Nguyên, vùng đất nằm ẩn sâu trong những quả đồi và thung lũng. Đường lên Định Hóa bạn sẽ cảm nhận được một màu xanh mướt của núi rừng. Thiên nhiên hoang dã, không khí trong lành và hầu như bạn sẽ thấy không có một chút bụi bặm nào.
Nói như vậy không có nghĩa Định Hóa là một huyện heo hút mà ngược lại. Đường lên định hóa được miêu tả “ Rừng Cọ đồi trè, rừng xanh ngào ngạt” mang đậm chất của núi rừng Tây Bắc. Chính vì cảnh sắc thiên nhiên, khí hậu ôn hòa đã tạo lên một sản vật đặc biệt của Định Hóa. Đó chính là lúa nếp nương. Đây là nguyên liệu chính để làm bánh trưng bờ đậu hay bánh cooc mò người tày.
Cơm Lam là loại cơm đặc sản sản chỉ có đến với Thái Nguyên bạn mới cảm nhận hết được vị ngon ngọt của sự kết hợp giữa gạo nếp và những ống nứa non. Cách làm tương đối đơn giản. Ống nứa non chặt thành từng khúc rồi đổ gạo vào, bịt chặt bằng lá tre sau đó nướng trên lửa. Tuy nhiên, để có được một ống cơm ngon phải dựa vào kinh nghiệm mới nhận biết được khi nào gạo chính.
Khi ăn thì róc hết lớp vỏ nứa bị cháy, cắt ống cơm lam thành từng khoanh, bày ra đĩa, khoanh cơm mịn màng như khúc giò, mùi thơm mời gọi khách phương xa nếm thử. Cơm nếp lam có thể để được cả tuần mà không bị thiu hay vữa. Cơm lam ăn với muối vừng vừa dân dã vừa mộc mạc, vừa đậm đà khó quên.
3. Bánh ngải của người Tày
Đây là một loại bánh đặc sản của người Tày Thái Nguyên. Bánh được làm vào tết Thanh Minh. Bánh có màu xanh, hình tròn và thường bị nhầm với bánh giầy của người miền xuôi.
Bánh ngải của người Tày đặc biệt ở chỗ, nếp được dùng làm bánh là loại nếp nương, không được lẫn gạo tẻ. Nhân bánh thường được người dân chế tác thủ công bằng mật mía vì vậy khi ăn sẽ cảm nhận được vị ngọt tự nhiên không thể nhầm lẫn.
Bánh ngải dễ ăn, mát và không ngấy. Vị hăng hăng, thơm thơm là lạ của lá ngải như dung hòa cái dẻo, cái ngọt của nếp, của đường, miếng bánh có sự tươi non của đồi nương, cái hoang dã của lá rừng như gói cả mùa xuân trong mát.
Tuy nhiên, vì bánh chỉ được làm vào tết thanh minh, vì vậy bạn sẽ kho có cơ hội để thưởng thức loại bánh này.
4. Đặc sản Trám Hà Châu – Phú Bình – Thái Nguyên
Hà Châu là một xã của huyện Phú Bình Thái Nguyên, cách Thái Nguyên 30km về hướng Nam. Nơi đây nổi tiếng với các sản vật thiên nhiên như măng tre, trám rừng bên cạnh đó là các loại rau củ quả được trồng khá nhiều.
Trong các sản vật thiên nhiên ban tặng cho người dân Phú Bình thì trám đen một trong những đặc sản nổi tiếng của mảnh đất Hà Châu. Trám đen là cây thân mộc, có thể sống trên một trăm năm, ra hoa vào tháng hai, chín quả vào tháng bẩy, quả trám hình thoi, khi chín có màu đen, cùi trám màu vàng, hạt trám nhọn hai đầu, nhân trám trắng ngần. Theo người dân xã Hà Châu, cây trám đen được trồng bằng hạt tại Hà Châu từ hàng trăm năm trước. Trung bình từ 7-8 năm cây trám mới cho quả, tỷ lệ cây cái chỉ chiếm khoảng 30%.
Do hợp thổ nhưỡng nên quả trám trồng ở Hà Châu rất đặc biệt: bùi, thơm, chặt thịt hơn hẳn trám được trồng ở các địa phương khác, bởi thế trám đen đã trở thành đặc sản của mảnh đất này. Đến kỳ thu hoạch, người dân hầu như không phải mang ra chợ, tư thương về đặt mua tận nhà, thậm chí còn đặt mua cả cây khi trám bắt đầu đơm quả. Nhiều người ở tận Hà Nội, Hải Phòng cũng tìm đến Hà Châu mua trám. Quả trám Hà Châu nhờ thế trở thành đặc sản vươn ra khỏi Thái Nguyênvề nhiều miền đất nước.
5. Bánh Cooc mò đặc sản của người Tày, Nùng Thái Nguyên
Tiếng Tày, coóc mò có nghĩa là sừng bò (coóc: sừng, mò: bò). Gọi thế vì bánh có hình chóp nhọn, trông giống sừng bò. Bánh làm bằng gạo nếp, gói bằng lá chuối hoặc lá dong, không nhân. Bánh cooc mò được làm từ loại nếp ngon nhất mà bà con vùng núi cao trồng trên nương nên hương vị rất ngon, thơm, vị ngọt, dẻo, có thể ăn no mà không thấy ngán.
Muốn làm được những chiếc bánh xinh xắn, thơm ngon cũng đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ nơi người làm bánh. Gạo nếp phải được vo với nước lã nhiều lần cho đến khi nước vo gạo trong suốt. Tiếp tục ngâm nếp vài giờ cho nếp mềm. Lá chuối xé miếng vuông, cuộn lại thành hình chiếc phễu rồi đổ nếp vào bên trong, vỗ nhẹ bên ngoài cho nếp chặt lại, gấp mép lá và dùng lạt mềm buộc bánh.
Công đoạn buộc lạt thoạt nhìn tuy đơn giản nhưng lại là khâu quan trọng nhất, quyết định chất lượng của chiếc bánh. Nếu buộc lạt lỏng quá thì khi nấu bánh sẽ bị vào nước, nhão, không ngon. Nếu buộc lạt chặt quá, hạt nếp sẽ không nở, bánh bị sần, không dẻo và không thơm.
Dưới những đôi tay thoăn thoắt của các chị các mẹ, chẳng mấy chốc đã gói đầy rổ bánh. Bánh cooc mò đặc sản Thái Nguyên được xâu thành từng cặp hoặc từng chùm nhỏ, cho vào nồi luộc khoảng hai giờ là bánh chín. Bánh cooc mò có màu xanh nhạt của lá chuối, vị dẻo, thơm thanh khiết hương thơm của ruộng đồng vùng núi cao. Tuy bánh không có nhân nhưng càng nhai càng cảm nhận được vị thơm, béo, dẻo ẩn chứa trong từng hạt nếp. Người ưa ngọt có thể ăn bánh cooc mò kèm mật ong hay đường kính.
Người Tày, Nùng làm bánh cooc mò quanh năm và bánh được bày bán tại các chợ phiên. Trong những dịp đặc biệt như mừng đầy tháng, thôi nôi thì mọi gia đình đều làm bánh cooc mò. Muốn thưởng thức món bánh này du khách cũng có thể đến Trung tâm thương mại Đồng Quang hoặc chợ Thái, với 20 nghìn đồng du khách đã có trên tay chùm bánh cooc mò thơm nồng, quyến rũ
6. Bánh chưng Bờ Đậu đặc sản Phú Lương
Bờ Đậu là địa danh thuộc xã Sơn Cẩm và Cổ Lũng của huyện Phú Lương, cách thành phố Thái Nguyên chừng 15km. Nơi đây có nghề làm bánh chưng truyền thống nức tiếng. Từ thời kháng chiến chống Pháp, bánh chưng Bờ Đậu đã nổi tiếng và được những người lái xe đường dài trên tuyến phía bắc truyền nhau.
Bánh chưng bờ đậu được làm từ gạo nếp nương của vùng rừng Định Hóa, thịt lợn sạch của người dân tộc, dưới bàn tay lành nghề của người dân Sơn Cẩm. Bánh chưng bờ đậu mang hương vị đặc biệt mà không nơi nào có được. Bên cạnh đó, lá rong dùng để gói bánh là lá rong rừng, mọc hoàn toàn tự nhiên và được thu hái tại vùng núi Na rỳ của tỉnh Bắc Kạn nên khi luộc xong màu bánh trông rất đẹp mắt.
Không cần phải chờ đến tết âm lịch bạn mới được thưởng thức, bánh chưng bờ đậu được người dân trong và ngoài tỉnh sử dụng quanh năm. Và được xem như là một món quà đặc sản của vùng núi rừng Phú Lương khi mà có dịp đi qua Thái Nguyên mọi người thường mua về làm quà.
Bóc chiếc bánh chưng Bờ Đậu, vỏ bánh xanh mướt, dẻo, nhân bánh bùi ngậy pha chút cay cay, thơm thơm của hạt tiêu, cảm giác như cả đất trời cùng hòa quyện trong từng chiếc bánh và câu chuyện Lang Liêu dâng bánh được học thuở thiếu thời lại hiển hiện.
7. Đậu phụ Bình Long đặc sản Võ Nhai
Võ Nhai là một huyện vùng núi của Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên chừng 20km về hướng đông bắc. Võ Nhai không chỉ nổi tiếng với Suối Mỏ Gà, Hang Phượng Hoàng và khu di tích khảo cổ Thần Sa với thác mưa rơi mà còn nổi tiếng về món đậu phụ Võ Nhai thơm ngon nổi tiếng.
Nguyên liệu để làm đậu phụ được tuyển chọn kỹ càng và được làm bởi tay của các nghệ nhân làm đậu lâu năm. Người Bình Long có bí quyết làm đậu phụ riêng mà không nơi nào có được.
Điểm đặc biệt của đậu phụ Bình Long đặc sản Thái Nguyên đó là hình dáng bìa đậu. Có lẽ bạn đã quá quen với miếng đậu be bé mà bạn có thể mua được dễ dàng ở chợ. Nhưng khi nhìn thấy đậu phụ Bình Long bạn sẽ phải hoảng hốt về kích thước của chúng. Đậu phụ ở đây người dân bán theo kg (trung bình là 20k/kg) Đậu phụ nóng hổi và có thể ăn ngay được. Bìa đậu phụ to bản, không quá cứng mà cũng không quá mềm, khi ăn bạn sẽ cảm thấy vị béo ngậy và hương thơm thoảng thoảng. Sẽ rất tuyệt vời nếu bạn ăn ngay và chấm cùng mắm tôm hoặc nước mắm
Đậu phụ là sản phẩm đặc biệt của huyện Võ Nhai, nhưng sức hấp dẫn của nó đã lan tỏa nhiều huyện, thành trong tỉnh, bởi thế tại một số địa phương: Đồng Hỷ, TP Thái Nguyên đã xuất hiện sản phẩm đậu phụ mang thương hiệu Bình Long, chỉ riêng tại TP Thái Nguyên đã có vài chục hàng đậu như thế.
Nếu có dịp về vùng đất Thái Nguyên, đừng quên thưởng thức các món đặc sản này nhé, biết đâu các hành khách thân yêu sẽ "nghiện" đấy ạ.
Hà Lan Limousine
- Tần suất: 20 phút/chuyến
- Thời gian: 5h - 21h
- Giá vé: 100k/ người/ chuyến
Mọi thắc mắc của hành khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại (0280)3.73.73.73
Hà Lan Limousine rất vui lòng được phục vụ quý khách!