Các lễ hội đặc sắc tại Điện Biên

Điện Biên có một tiềm năng văn hóa phi vật thể vô cùng to lớn. Mỗi dân tộc lại có những sắc thái văn hóa riêng, đa dạng, mang đậm màu sắc của dân tộc mình. Cùng điểm qua những lễ hội chính tại Điện Biên nào.

Lễ hội Hạn Khuống

Hạn khuống là một hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Thái, Điện Biên. Lễ hội thường được tổ chức sau vụ thu hoạch vào tháng 11 hàng năm. Lễ Hạn Khuống do bên gái tổ chức thực ra là một cuộc vui để tìm hiểu bạn đời sau đó chia tay về nhà chồng. Chính vì vậy, Hạn Khuống đã để lại biết bao kỷ niệm và ấn tượng đẹp của một thời trẻ trung sôi nổi.

Khi nói đến Hạn Khuống, người Thái nghĩ ngay đến nơi hò hẹn – giao duyên bằng những lời ca thắm tình của nam nữ thanh niên Thái, một nét sinh hoạt văn hóa cổ xưa của người Thái. Hạn Khuống làm cho trai mường, gái bản Thái thêm yêu cuộc sống, yêu lao động sản xuất, gần gũi với thiên nhiên, vì văn hóa của người Thái cũng bắt đầu từ tình yêu cuộc sống, bắt đầu từ phong tục, tập quán sinh hoạt của một tộc người luôn gắn bó với núi rừng. Có thể nói, lửa sàn Hạn Khuống sẽ thêm thắm đượm tình người khi du khách, bạn bè gần xa đến giao duyên trên sàn Hạn Khuống vào ngày lễ hội, dịp tết đến xuân sang.

Hội mừng mưa rơi của dân tộc Khơ Mú

Người Khơ Mú gọi hội mừng mưa rơi của dân tộc mình là lễ hội “Om đin om đang”, tức lễ hội mừng nước hay hội mừng mùa măng mọc. Theo các cụ già ở bản Pá Bon, xã Mường Luân, Điện Biên Đông, gọi như vậy bởi mở đầu phần hội bao giờ cũng là điệu múa “Om đin om đang”. Hội mừng mưa rơi được tổ chức vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 âm lịch, trước hoặc sau những cơn mưa đầu mùa.Trong lễ hội, người ta hát những bài ca mừng nương rẫy khi được đón những cơn mưa đầu mùa. Lễ hội thường được tổ chức trên nhà sàn và thầy cúng là người chủ trì phần lễ.

Lễ mừng cơm mới dân tộc Si la

 

Lễ mừng cơm mới của đồng bào Si La thường được tổ chức từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 (khoảng tháng 8 âm lịch) là thời gian vụ lúa đầu mùa bắt đầu chín và được tổ chức vào ngày Thìn hoặc ngày Tỵ. Theo quan niệm của người Si La, trong suốt quá trình sản xuất của gia đình và dòng họ luôn có sự che chở của tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Vì vậy, khi con cháu trong dòng họ dùng những nông sản đó không được quên ơn những người lớp trước đã truyền đạt lại kinh nghiệm sản xuất. Người Si La sẽ lấy những hạt lúa chín đầu tiên của vụ mùa về cúng tổ tiên trước khi thu hoạch.

Lễ mừng cơm mới là một trong những nghi lễ đặc trưng tiêu biểu không chỉ được tổ chức tại mỗi gia đình trưởng dòng họ riêng, mà tất cả các dòng họ trong bản đều tổ chức. Người Si La tổ chức lễ mừng cơm mới trong một ngày tại gia đình trưởng mỗi dòng họ. Gia đình trưởng dòng họ có bàn thờ và trưởng họ thường là người thay mặt cho cả dòng họ làm các thủ tục trong các nghi lễ cúng bái. Sau các nghi lễ cúng mời tổ tiên, các gia đình trong họ sẽ đến dự bữa cơm mừng cơm mới tại nhà trưởng dòng họ.

Lễ Tủ Cải của dân tộc Dao Quần chẹt

 

Lễ Tủ Cải thường được tổ chức sau thu hoạch vụ mùa vào cuối năm cũ hay đầu năm mới là thời gian nông nhàn. Lễ không diễn ra theo thời gian nhất định mà phụ thuộc vào điều kiện của từng gia đình. Theo nghĩa Nôm Dao, Tủ là báo cáo, Cải là đặt tên, Tủ Cải tức là lễ báo cáo với các thần linh, tổ tiên về việc đặt tên thứ hai (tên âm) cho người con trai trong dòng tộc, bởi khi cúng lễ xưng tên với tổ tiên họ kiêng dùng tên thật.

Hãy cùng nhà xe Hùng Hà chúng tôi ,đến với Điện Biên để khám phá và tham gia rất nhiều lễ hội đặc sắc khác, cùng tham gia và hòa chung không khí vui vẻ cùng với những con người Điện Biên thân yêu.

Dưới đây thông tin về lịch trình của nhà xe:

Tuyến đường: Hà Nội → Điện Biên Phủ - Điện Biên

Giờ xuất phát: 19:45

Xuất phát: Bến xe Mỹ Đình

Địa chỉ xuất phát: 20 Phạm Hùng, Mỹ Đình - Từ Liêm - Hà Nội

Đích đến: Bến xe Điện Biên

Địa chỉ điểm đến: Phố 1, Phường Thanh Bình - Điện Biên Phủ - Điện Biên

Giờ đến: 04:45

Mọi chi tiết xin liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại : 0972.77.44.99

Rất vui lòng được phục vụ quý khách!